THỐNG KÊ SINH HỌC
nguyên bản tiếng Anh: Nguyễn Văn TuấnChủ đề 6: PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT
I. SO SÁNH HAI NHÓM
Chúng ta tin ở Thượng đế, còn tất cả những thứ khác đều phải dùng dữ liệu.
I. GIỚI THIỆU
Trước khi đi sâu vào những đề mục trung tâm của chủ đề này, chúng ta hãy cùng thảo luận một chút về bản chất của nghiên cứu khoa học. Một số người tự hào và kiêu hãnh cho rằng họ biết rất nhiều. Thật ra, càng biết ít chúng ta càng đoan chắc trong giải thích, càng biết nhiều chúng ta càng nhận ra những hạn chế của mình. Socrate thường nói: "tôi biết chỉ có một điều là − tôi không biết". Không ngạc nhiên khi biên tập viên John Maddox của tạp chí Nature, ở Sydney mới đây nhận xét rằng "cuộc sống vẫn là một bí ẩn". Chúng tôi không nghĩ rằng đây là một phát biểu bi quan mà là một sự thừa nhận về tính phức tạp của cuộc sống.Từ quan điểm toán học, thế giới đầy hiện tượng không gì khác hơn một tập hợp các mối quan hệ. Mọi thứ đều có điều kiện, tương đối và phụ thuộc lẫn nhau. Một trong những nguyên tắc lớn đầu tiên của di truyền học quần thể cho rằng kiểu hình là kết quả của kiểu gen cá nhân và của môi trường mà cá nhân phát triển và sống trong đó. Vì thế thay đổi trong kiểu hình có thể do cả thay đổi trong kiểu gen lẫn thay đổi trong môi trường.
Vì vậy, để hiểu hay để giải thích hiện tượng trên thế giới, chúng ta cần hình thành các giả thuyết. Đối với mỗi hiện tượng mà chúng ta nghiên cứu, chúng ta phải có ít nhất một, nói chính xác theo số học, giả thuyết thống kê. Đôi khi, cũng có một số dự đoán khác thay thế mà chúng ta có thể thực hiện và mỗi một dự đoán này phải được phân biệt rõ ràng trước khi bắt đầu nghiên cứu. Điều này cho phép chúng ta xác định trước cách mà chúng ta sẽ lựa chọn cái nào khi thu được kết quả.
Có lẽ là hợp lí khi nói rằng tột đỉnh của phương pháp khoa học là thử nghiệm. Từ một lí thuyết hoặc khái niệm trừu tượng, người ta đưa ra một dự đoán và xây dựng một thí nghiệm để phát hiện xem dự đoán này có đúng (sinh ra) hay không. Nếu dự đoán xảy ra đúng như chúng ta mong đợi, chúng ta đã thêm một khẳng định nào đó vào lí thuyết này, nhưng hoàn toàn không có nghĩa là đã chứng minh được lí thuyết đó là đúng (bạn có thể tham khảo một số sách triết học để thấy quan điểm của tôi − Chúng ta sẽ thảo luận về điều này sau). Đối với bất kì một quan sát nào đều có một số cách giải thích có thể có cho nó. Do đó, chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn rằng cách giải thích mà chúng ta đề ra là cách phải áp dụng trong các trường hợp cụ thể của một thí nghiệm. Nếu chúng ta tin rằng một quan sát hay một số quan sát chứng minh một giả thuyết trừu tượng là đúng, chúng ta phạm phải sai lầm về lập luận là khẳng định hậu quả trong giả thuyết. Một lí thuyết hoặc giả thuyết tốt là cái tạo ra được một số dự đoán khác nhau và nó càng trở nên được khẳng định hơn khi từng dự đoán được xác minh. Thậm chí, khi tất cả các dự đoán được xác minh nó vẫn có thể sai do vẫn có thể có một số cách giải thích khác, vì như đã thảo luận trước đây, cuộc sống là một tập hợp các quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Khi một số cách giải thích khác nhau đã được đưa ra cho một lớp các biến cố, chúng ta thường thích cách nào có phạm vi bao hàm rộng lớn hơn. Nếu các phạm vi này đều như nhau, chúng ta thích những lí thuyết nào tao nhã hơn. Điều này nói lên rằng năng lực con người của chúng ta giới hạn các cách giải thích khoa học mà chúng ta có thể đưa ra, nhưng điều này thường là đúng cho hầu hết chúng ta.
Bây giờ, chúng ta sẽ xem các quy luật thống kê có thể giúp chúng ta đưa ra nhận định khoa học của mình như thế nào. Xem trọn bài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét