THỐNG KÊ SINH HỌC
Bản gốc tiếng Anh: Nguyễn Văn Tuấn
Chủ đề 4: PHÂN BỐ MẪU I
CÁC PHÂN BỐ RỜI RẠC
Hầu hết các hiện tượng mà chúng ta quan sát hàng ngày đều có thể đo được. Ta có thể tạm chia các phép đo thành hai nhóm: một nhóm liên quan đến các quan sát có thể đánh giá định lượng được và nhóm khác liên quan đến các quan sát không thể định lượng được nhưng có thể đánh giá định tính. Chẳng hạn, huyết áp (mmHg), mật độ khoáng trong xương (g/cm²), vận tốc sóng , vv ... có thể được xếp loại vào các phép đo định lượng vì chúng được định nghĩa bằng một thang độ vật lí nhất định. Trong thống kê, chúng ta gọi là những độ đo trên là độ đo liên tục. Mặt khác,chúng ta chỉ có thể dùng các giá trị nguyên để diễn tả số tai nạn giao thông do ảnh hưởng của rượu của một thành phố, để trình bày kết quả điểm tổng hợp của các học sinh sau một kì thi vv.. . hoặc sử dụng các giá trị định tính như là nam (đực/trống) hay nữ (cái/mái) để mô tả quan hệ giới tính của người (động vật), giàu hay nghèo để mô tả tình trạng giàu có, chết hoặc sống để chỉ một sự kiện tối cùng,vv... Những thứ này được gọi là những độ đo rời rạc. Cái được dùng để nhận các giá trị này được gọi là biến. Vì vậy, chúng ta có thể có các biến liên tục và các biến rời rạc.
Mỗi một trong các biến này có các đặc điểm riêng của chúng về phân bố. Ở đây, cụm từ các đặc điểm riêng dùng để chỉ trung bình, phương sai, miền giá trị, hình dạng của phân bố vv... đã giới thiệu ngắn gọn ở chủ đề 2 có tựa là “Thống kê mô tả”. Trong chủ đề này chúng ta sẽ bàn bạc cụ thể hơn về phân bố rời rạc trước. Đặc điểm riêng của các phân bố liên tục sẽ là đề tài của một chủ đề tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét